Theo bác sĩ Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai) lượng mỡ trong máu quá cao sẽ rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến hẹp động mạch, máu đi qua khó khăn hơn, làm giảm lượng máu tới các bộ phận trong cơ thể.
Khi máu bị nhiễm mỡ, lâu ngày mỡ bám vào thành mạch làm cho mạch máu bị xơ vữa dẫn đến hẹp lòng mạch máu. Nguy hiểm hơn các mảng xơ vữa này bong ra, rơi xuống, hình thành các cục máu đông theo dòng máu trôi nổi khắp cơ thể. Khi đó, tim phải đập mạnh và hoạt động nhanh hơn khiến huyết áp tăng cao tạo áp lực cho tim.

*Ở tim:
Cục máu đông gây tắc ở các mạch máu trong tim lầu dần dẫn đến đau thắt ngực, khó thở cuối cùng là nhồi máu cơ tim, suy tim, trụy tim.
*Ở não:
- Nếu cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu khiến cho máu không tuần hoàn đến được não dẫn đến rối loạn các chức năng thần kinh, gây méo miệng, không nói được, tay chân run rẩy không điều khiển được. Thậm chí ở một số trường hợp bị mất trí nhớ, mất thị giác và liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
- Nếu cục máu đông gây vỡ mạch máu ở trên não sẽ gây đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.
*Ở chi:
Gây tắc mạch máu chi từ đó gây đau, tê bì chân tay khi leo cầu thang hoặc tập thể dục có thể mắc bệnh động mạch ngoại vi.
*Chuyển hóa:
Đặc biệt, đối với người bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao (rối loạn mỡ máu) làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy. Dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng đường huyết. Đồng thời bệnh tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Do đó, hai bệnh này có liên quan với nhau rất chặt chẽ.
=> Để được tư vấn về biểu hiện tê bì nhức mỏi chân tay, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và cách phòng nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ do bệnh lý chuyên sâu huyết áp cao, mỡ máu cao, tim mạch vui lòng gọi 1800 6955 (miễn cước) hoặc Gửi câu hỏi với chuyên gia, bấm vào ảnh dưới đấy:
